Mua sắm

Top 10 loài lan rừng đẹp nhất của nhà vườn lan rừng Kon Tum

Ngày nay, thú chơi cây cảnh đang ngày càng phát triển rầm rộ và dần được nâng tầm trở thành một bộ môn nghệ thuật. Rất nhiều các cuộc thi cây, hoa được tổ chức hàng năm ở khắp mọi nơi nhằm tìm ra những cây hoa đẹp nhất, quý hiếm nhất. Đặc biệt, thú chơi hoa lan được rất nhiều các nghệ nhân quan tâm bởi vẻ đẹp mê hoặc, diệu kỳ của loài hoa này. Có rất nhiều các giống hoa lan quý hiếm và đặc sắc trên thị trường hiện nay, nhiều vườn lan cũng sở hữu các giống lan độc đáo được nhiều nghệ nhân tìm đến. Tại Kon Tum cũng có vườn lan rừng Kon Tum với rất nhiều các chủng loại lan rừng quý hiếm, mang vẻ đẹp độc lạ. Bài viết này sẽ chỉ ra top 10 những loài lan rừng đẹp nhất của nhà vườn lan rừng Kon Tum để mọi người có thể tìm đến tham quan và sở hữu cho mình những giống lan đẹp nhất. 

Top 10 loài lan rừng đẹp nhất của nhà vườn lan rừng Kon Tum 

Lan giả hạc

Lan Giả Hạc còn có tên gọi là Lan Phi Điệp Tím. Đây là một loại lan được người chơi quan tâm mà mong muốn sở hữu nhất bởi vẻ đẹp và sự quý hiếm của nó. Sinh trưởng trong những khu rừng có độ cao lên đến hơn 1000m, loài hoa này rất khó khai thác nên chúng có giá trị cao. Trung bình, cây hoa chỉ nở từ 7-10 ngày, tuy vậy vẻ đẹp của chúng lại thu hút tất cả những người chơi hoa. Chính vì độ khó trồng và khó khai thác mà giống hoa này chỉ dành cho những ai thực sự đam mê và có điều kiện kinh tế cao.

Đọc Thêm:  Các tiêu chí mua xe tải cũ KonTum

Lan ngọc điểm

lan rung kon tum

Lan Ngọc Điểm là loại lan có thân cây to với nhiều nhánh lá đan xen nhau. Khi hoa nở sẽ nở thành từng chùm nhỏ, hoa tròn và có màu tím đặc trưng. Vào những mùa nở rộ, hoa lan sẽ tạo thành những vòng tròn màu tím cực kỳ đẹp. Loài hoa này có khả năng chịu khô hạn và nhiệt độ cao, tuy nhiên, các nghệ nhân chơi hoa cũng phải chăm sóc rất cẩn thận, tưới nước cho chúng có đủ độ ẩm cần thiết. 

Lan nhục sơn trà

lan rung kon tum

Lan Nhục Sơn Trà còn có tên gọi khác là Lan Mật Khẩu Rời Rạc. Chúng sống trên các thân cây ở độ cao lên đến 400m. Đây cũng là chủng loại lan cực kỳ hiếm có, được liệt vào sách đỏ Việt Nam những chủng loại cần được bảo tồn. Lan có thân chỉ dài tầm 8cm, hoa nở theo từng cụm nhỏ, dài tầm 14cm với cánh hoa khá nhỏ và màu tím sẫm. Đây là loại hoa chỉ có trong tự nhiên, cực kỳ quý hiếm và nghiêm cấm việc kinh doanh. 

Lan cầu điệp Evrard

lan rung kon tum

Còn có tên gọi khác là Lan Lọng tixier. Giống lan này khá nhỏ, tán lá vươn dài, to hơn thân, hoa mọc thành từng dải dài nhỏ, màu vàng và có thể trưng được khá lâu. Loài lan này thường được trồng trên những thân cây gỗ hoặc trồng thành từng bụi, treo trên tường trang trí rất đẹp.

Lan sứa ba răng 

Đây được coi là chủng loài hoa đẹp nhất trong tất cả các giống lan rừng hiện nay. Với độ dài chỉ khoảng hơn 10cm, cây có 3-5 chiếc là có kích thước và hình dáng gần như lá trầu nhưng đẹp hơn rất nhiều với những đường vân lá chằng chịt rất lạ mắt. Khi nở hoa, hoa có màu hồng nhạt hoặc màu trắng tinh, mỗi cánh hoa sẽ có 3 răng mọc ra nên hoa có tên gọi như vậy. Loại hoa này chỉ được tìm thấy ở vùng Tam Đảo với số lượng khá ít nên chúng có giá trị rất cao.

Đọc Thêm:  Top những trang web mua bán rao vặt Kon Tum hot nhất hiện nay

Lan kim tuyến Sapa

lan rung kon tum

Đây là giống lan cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ và không được phép khai thác kinh doanh. Loài lan này phân bổ trong những cánh rừng ở Sapa và Huế. Chúng có thân bò dài từ 10 – 20cm, lá màu xanh đỏ nhạt, có những đường vân lá màu hồng. Với đường vân lá độc đáo này mà giống lan này thường được đánh giá vẻ đẹp dựa trên lá. Hoa nở thành từng cụm nhỏ và đan vào nhau. Giống lan này cũng cực kỳ khó chăm sóc bởi cúng rất kén nước, yêu cầu cao về độ ẩm nên chỉ những người có kỹ thuật chăm sóc cao mới có thể chăm sóc được. 

Lan lọng hiệp

Loài lan này có hình dáng khá lạ, chúng giống hình những búp sen chưa nở nhưng có kích thước nhỏ hơn. Màu hồng nhạt tựa màu hoa đào, chúng mọc thành từng chùm từ 4-5 bông. Giống lan này chỉ có thể tìm thấy ở vùng Gia Lai. Do sự quý hiếm đó mà đây cũng là loài lan được đưa vào sách đỏ Việt Nam. 

Lan hành Averyanov

lan rung kon tum

Loài lan này có hình dạng khá đặc biệt, chúng không nở những cánh hoa to ra như những bông hoa lan khác mà nở chụm lại thành từng chùm như những cái nụ hoa. Hoa cũng mọc ở những gốc lan đã rụng lá từ năm trước. Giống cây này cũng mới chỉ tìm thấy ở khu vực Gia Lai nên chúng có gia trị cực kỳ cao và khó có thể sở hữu được.

Đọc Thêm:  Top những cửa hàng dịch vụ sửa máy tính Kon Tum tốt nhất

Lan tuyết nhung 

Đây là chủng loại được nhiều người chơi lan tìm mà sở hữu nhất. Có tất cả 4 loại lan Tuyết Nhung, được phân biệt dựa vào màu sắc và hình thái của chúng, gồm: Tuyết Nhung Giún, Tuyết Nhung Vàng, Tuyết Nhung Trơn và Tuyết Nhung Việt. Đa số loài lan này có màu đỏ, riêng chỉ có Tuyết Nhung Vàng là có màu vàng. Thân cây cũng khá cao, lên đến tối đa là 5m. Người trồng giống cây lan này cũng cần đặc biệt chú ý về độ ẩm và phải trồng chúng ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Lan đơn cam

lan rung kon tum

Lan Đơn Cam có tên gọi chính xác là Hoàng Thảo Đơn Cam. Loài lan này được phân bố chủ yếu ở các cánh rừng có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm như Kon Tum, Đà Lạt,… Màu sắc của hoa rất đẹp, sặc sỡ nên chủng hoa này rất được người chơi lan yêu thích và tìm kiếm. Hoa có cánh nhỏ, dài, uốn cong và đặc biệt là những đường vân ở giữa cánh hoa hết sức độc đáo. Khi nở rộ sẽ có mùi sáp thơm đặc trưng, lôi cuốn. Người trồng lan này cần chú ý đến đến độ ẩm, nhiệt độ luôn ổn định và phải trồng trong môi trường thoáng mát, không nắng gắt hay mưa, đặt ở những nơi có bóng râm hoặc có mái che.

Trên đây là top 10 loài lan rừng đẹp và quý hiếm nhất của nhà vườn lan rừng Kon Tum, hi vọng người đọc có thể đến thăm quan và tìm cho mình những giống hoa lan độc đáo nhất. 

administrator
Xin chào mọi người, mình là Anh Thư. Với kinh nghiệm đi du lịch các vùng miền, mình có một tình yêu đặc biệt dành cho mảnh đất Kon Tum. Và qua website này, mình cũng muốn chia sẻ những kiến thức và tình yêu này đến với mọi người.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *