Nước ta với 54 dân tộc anh em trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Nhắc đến nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Vậy bạn có biết đời sống của đồng bào người dân tộc ở đây như thế nào không? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn 10 thông tin văn hóa, xã hội, lịch sử của huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
Một vài nét về huyện Tu Mơ Rông
Huyện Tu Mơ Rông có vị trí ở phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum; Trung tâm của huyện Tu Mơ Rông đặt tại thôn Kon Tun, xã Đăk Hà, cách thành phố Kon Tum tầm 80 km về phía Đông Bắc theo đường tỉnh lộ 672 và cách trung tâm huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam tầm 60 km.
Vị trí địa lý, đơn vị hành chính: Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei thuộc tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp huyện KonPlông, phía Nam giáp huyện Đăk Tô,, phía Tây giáp huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum.
Huyện Tu Mơ Rông gồm có 11 đơn vị hành chính cấp xã là: Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Đăk Tờ Kan, Ngọk Yêu, Đăk Hà, Măng Ri, Đăk Rơ Ông, Đắk Na, Ngọk Lây, Tê Xăng, Đăk Sao.
Tu Mơ Rông là huyện khá nghèo, chỉ vừa mới tách ra và vẫn đang trong thời kỳ xây dựng. Thị trấn huyện mới chỉ có một vài văn phòng của các cơ quan chủ chốt, nhà ở của dân còn thưa thớt, chưa có chợ, bưu điện, ngân hàng hay và các dịch vụ công cộng khác. Dân cư chủ yếu ở đây là đồng bào dân tộc Xu Đăng.
Tuy nhiên, Huyện Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh, hùng vĩ mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên với những cánh rừng nguyên sinh, những thác nước tự nhiên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ vốn có.
10 thông tin văn hóa, xã hội, lịch sử của huyện Tu Mơ Rông
Văn hóa
- Những hoạt động văn hóa như đánh cồng chiêng, đốt lửa trại, múa xoang,… vẫn thường xuyên được đồng bào dân tộc Xê-đăng tổ chức.
Những hoạt động này thường được tổ chức vào các dịp lễ, dịp ăn mừng một sự kiện nào đó như Lễ mừng lúa mới,… Theo truyền thống thì trong những dịp lễ hội này, người đàn ông sẽ quấn khố, đánh chiêng, đàn bà sẽ mặc váy, quấn vải trên đầu, tay có thể có đeo vòng hoặc không và nối tay nhau thành vòng tròn quanh đống lửa trại để múa xoang, hát mừng,…
- Những ngôi nhà rông đặc trưng của người Xê Đăng nói riêng và đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung.
Hiện này các ngôi nhà rông vẫn được gìn giữ và được sử dụng làm nơi để sinh hoạt, tụ họp của người dân.
- Đồng bào dân tộc Xê-đăng vẫn lưu giữ nghề dệt truyền thống. Những mảnh vải rực rỡ với những màu sắc nổi bật được dệt từng sợi một qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Xê đăng. Điểm đặc trưng trong vải dệt của người Xê đăng đó là những họa tiết thổ cẩm mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, mạnh mẽ của núi rừng.
Xã hội
- Cơ cấu kinh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Nhờ đó thu nhập bình quân đầu người tăng từ gần 2 triệu/người/năm vào năm 2005 lên gần 12 triệu đồng/người/năm trong năm 2014. Huyện đã xóa được các hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 10%.
- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại của các xã đạt 100%, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Tới nay, toàn huyện đã có 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đã có bước tiến bộ. Hệ thống y tế từ cấp huyện đến cấp xã với đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực.
- Các thiết chế văn hóa như nhà rông được phục hồi và xây dựng gắn liền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được người dân trên toàn địa bàn huyện hưởng ứng tham gia thực hiện.
Lịch sử
- Ở Tu Mơ Rông có một di tích lịch sử cách mạng là Căn cứ kháng chiến Đăk Xao. Căn cứ kháng chiến Đăk Xao hình thành từ năm 1954 tại xã Đăk Xao. Nơi đây được xem là căn cứ cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Di tích nằm trải rộng trên địa bàn xã Đăk Xao, các điểm di tích nay đã trở thành phế tích, chỉ còn lại vài địa điểm diễn ra sự kiện.
Toàn xã có tới 676 người tham gia cách mạng gồm 350 nhập ngũ, 305 người tham gia dân quân du kích xã… Quân và dân xã Đăk Xao đã vinh dự được Nhà nước tặng
Thưởng: 1 Huân chương Thành đồng, 2 Huân chương Giải phóng, 3 Huân chương Quân công, 3 Huy chương Giải phóng, 1 Bằng khen của Quân khu 5 và 7 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt ngày 22 tháng 8 năm 1998, nhân dân và toàn lực lượng vũ trang nhân dân xã Đăk Xao vinh dự được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Di tích lịch sử và danh thắng Núi Ngok Ang (Eng) tại Xã Đăk Na và xã Măng Ri. Núi Ngok Ang hay được gọi là núi Ngok Linh có độ cao 2.598m so với mặt nước biển. Ngọn núi này được ví như móc nhà của miền nam. Người Xơ Đăng đã định cư và tồn tại ở dưới chân núi này từ rất lâu đời. Đây là ngọn núi thiêng được người Xơ Đăng tôn thờ qua nhiều thế hệ, nhiều câu chuyện và truyền thuyết của người Xơ Đăng tại ngọn núi cho đến nay vẫn còn lưu trữ.
Năm 1960, tại núi Ngok Ang, Ban cán sự Đảng tỉnh Kon Tum đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất vào ngày 9/6/1960.
- Di tích lịch sử và danh thắng núi Ngok Pâng. Núi Ngok Pâng nằm trên địa bàn 02 xã Măng Ri và Đăk Na. Nơi đây, người dân Xơ Đăng lưu giữ một truyền thuyết về “Người đàn bà và con chó” khi nói về nguồn gốc của tộc người Xơ Đăng ở vùng Măng Ri, Đăk Na ngày nay. Đây cũng là chỗ nghỉ chân và trú ẩn của những người chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Kết luận
Trên đây là 10 thông tin văn hóa, xã hội, lịch sử của huyện Tu Mơ Rông. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy thích thú với những thông tin của chúng tôi đã chia sẻ. Nếu cảm thấy hay hãy để lại bình luận để cổ vũ chúng tôi nhé.